Điều lệ Hội Thủy sản Ninh Thuận

Căn cứ định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2015- 2020, các quy định của Nhà nước về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, trên cơ sở kinh nghiệm và bài học từ thực tiễn rút ra trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 của Hội, Điều lệ Hội nghề cá Ninh Thuận được bổ sung sửa đổi một số điểm, toàn văn như sau:
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
ĐIỀU LỆ
Hội Thủy Sản Ninh Thuận
Nhiệm kỳ V (2017 - 2021)
____
       
         Căn cứ định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2015- 2020, các quy định của Nhà nước về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, trên cơ sở kinh nghiệm và bài học từ thực tiễn rút ra trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 của Hội, Điều lệ Hội nghề cá Ninh Thuận được bổ sung sửa đổi một số điểm, toàn văn như sau:
 
Chương I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
 
Điều 1. Tên gọi 
Hội lấy tên là  Hội Thủy Sản Ninh Thuận
Hội có tên tiếng Anh là  Ninh Thuận fisheries Society
Tên viết tắt là  NiFiSo
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích của Hội 
           Hội Thủy Sản Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng( bao gồm cả sản xuất giống thủy sản), chế biến tiêu thụ và hậu cần dịch vụ thủy sản.
        Mục đích của Hội:
nhằm hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá; phòng tránh thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường; hoạt động không vì lợi nhuận ;  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng theo qui định của pháp luật; góp phần đưa sản xuất thủy sản cả nước phát triển theo hướng ổn định, bền vững, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người sản xuất, kinh doanh thủy sản.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của hội
          1.Tuân thủ hiến pháp, pháp luật
2.Tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
          3. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và điều lệ hội.
4. Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
5. Hoạt động thường xuyên và không vì lợi nhuận.
Điều 4. Phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý của Hội
1. Hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Hội được sự bảo trợ và hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Hội là thành viên chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận; Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Ninh Thuận và Hội nghề cá Việt Nam.
4. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
5. Trụ sở chính của Hội đặt tại thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
 
Chương II
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI
Điều 5. Quyền của Hội 
1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội.
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp tôn chỉ, mục đích của Hội . Thay mặt hội viên kiến nghị với Đảng và Nhà nước về những vấn đề liên quan đến sự phát triển các lĩnh vực hoạt động của ngành.
3. Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức và các thông tin cần thiết cho hội viên theo qui định của điều lệ hội.
4. Tham gia góp ý kiến vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động.
5.Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu; Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân; đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ hành nghề cho hội viên khi có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.
6. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Hội, được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc hội, hợp tác quốc tế, tham gia là hội viên của các tổ chức quốc tế theo qui định của pháp luật.
 
Điều 6. Nghĩa vụ của Hội 
1. Chấp hành qui định của pháp luật và điều lệ hội.
2. Thông báo bằng văn bản việc thay đổi trụ sở, thành lập pháp nhân thuộc hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
3.Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra và báo cáo hoạt động hàng năm của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, đơn vị thuộc hội, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc hội( nếu có); Sổ sách, chứng từ tài sản, tài chính, nghị quyết, biên bản đại hội, các cuộc họp ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội. 
5. Tuân thủ qui định pháp luật và điều lệ hội về sử dụng kinh phí hội.
6. Đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính.
 
Chương III
 HỘI VIÊN 
Điều 7. Hội viên  
1. Hội viên chính thức: là những cá nhân và tổ chức của Việt Nam trực tiếp làm nghề khai thác, nuôi trồng (bao gồm cả sản xuất giống thủy sản), chế biến tiêu thụ, dịch vụ hậu cần nghề cá; những người làm công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và quản lý thủy sản hoặc công tác có liên quan đến lĩnh vực thủy sản tán thành điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, đóng tiền gia nhập Hội và hội phí đều được công nhận là hội viên chính thức của Hội.
2. Hội viên danh dự: Những công dân và tổ chức của Việt Nam có công  lao đối với sự nghiệp phát triển thủy sản Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng được Hội mời làm hội viên danh dự.
3. Hội viên liên kết: Những cá nhân, pháp nhân không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của hội, tán thành điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội.
  4. Hội viên tập thể( Tổ chức): được coi như một chi hội
Điều 8. Thủ tục gia nhập Hội 
Các cá nhân và các tổ chức nêu tại Điều 7, muốn gia nhập Hội phải làm đơn xin gia nhập Hội (theo mẫu quy định). Ban chấp hành Hội ra quyết định công nhận đối với hội viên là tổ chức. Các chi hội ghi nhận danh sách hội viên đối với cá nhân và báo cáo số lượng hội viên cho tỉnh hội.
Điều 9. Thủ tục chấm dứt tư cách hội viên 
1. Hội viên (cá nhân, hội viên tập thể) muốn tự nguyện xin ra khỏi Hội phải làm đơn gửi cho Ban Chấp hành Hội. Quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành thông báo chấp nhận .
2. Hội viên cá nhân bị tước quyền công dân thì đương nhiên xoá tên khỏi danh sách hội viên .
3. Hội viên bị khai trừ trong các trường hợp :
- Làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích của Hội .
- Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ và các quy định của Hội .
4. Hội viên bị khai trừ khi có 2/3 số Uỷ viên Ban Chấp hành tán thành. Quyết định khai trừ hội viên có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Hội ký .
          Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên 
1. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ của Hội, Nghị quyết của đại hội và các quy định khác của Hội. Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thủy sản.
2. Tích cực sản xuất kinh doanh và công tác, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
3. Đoàn kết, hợp tác giữa các hội viên, giữa hội viên với nông, ngư dân, phát triển hội viên mới góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh .
4. Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ được Hội giao.
5. Đóng hội phí đầy đủ, đúng hạn quy định .
Điều 11. Quyền lợi của hội viên 
1. Được cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình sản xuất, kinh doanh, thị trường,  khoa học kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan, các dịch vụ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật; được tư vấn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; được tham quan học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước .
2. Được hưởng sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước do Hội vận động theo quy định của pháp luật.
           3.Thông qua Hội, hội viên được quyền đề xuất, kiến nghị các vấn đề của cá nhân, đơn vị đến các cơ quan Nhà nước và các tổ chức có liên quan.
4. Được biểu quyết các vấn đề của Hội; được quyền ứng cử, đề cử và bầu cử vào Ban chấp hành và các tổ chức, chức vụ khác của Hội; có quyền thảo luận, chất vấn, phê bình các công việc của Hội .
- Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và trong công tác Hội .
5.Được quyền xin ra khỏi Hội theo nguyện vọng.
6. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của hội và giữ các chức danh trong ban lãnh đạo hội.
 
Chương IV
TỔ CHỨC CỦA HỘI
 
   Hội làm việc theo nguyên tắc dân chủ, quyết định theo đa số.
    Điều 12. Tổ chức của Hội gồm:
1. Cấp tỉnh: Hội thủy sản Ninh Thuận do Chủ tịch UBND tỉnh cho phép thành lập theo quy định của pháp luật. 
    Tỉnh hội là thành viên của Hội nghề cá Việt Nam, hoạt động theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội nghề cá Việt Nam và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Hội nghề cá Việt Nam. 
         - Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện), nếu có điều kiện thì thành lập Hội thủy sản huyện. Việc thành lập do UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
         2. Cấp cơ sở: Tổ chức thành các chi hội theo đơn vị xã, phường, thôn hoặc tổ, đội sản xuất, cơ quan, đơn vị công tác, hoặc theo nhóm nghề khai thác, nuôi trồng, sản xuất giống, dịch vụ, hậu cần...
Đối với nghề nuôi trồng( sản xuất giống) có từ 20 hội viên trở lên; Nghề khai thác hải sản có từ 5-7 tàu đánh cá trở lên có thể thành lập một chi hội. Nếu số lượng lớn hơn trên 2 lần có thể thành lập các tổ hội.
Chi hội là nền tảng, là tổ chức cơ sở của hội.
          Các Hiệp hội thủy sản chuyên ngành nếu được thành lập và tự nguyên xin gia nhập hội thì được hội công nhận là hội thành viên.
 
 
Điều 13. Đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường
          1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của tỉnh hội là đại hội đại biểu toàn tỉnh, đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm một lần.
           2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:
- Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ qua và quyết định chương trình hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ tới .
- Thảo luận và thông qua báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban kiểm tra .
- Thông qua báo cáo tài chính của Hội trong nhiệm kỳ qua và kế hoạch tài chính của Hội trong nhiệm kỳ tới  .
- Thông qua việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ và đổi tên Hội (nếu có).
- Bầu Ban Chấp hành tỉnh Hội và các ban Thường vụ, ban Kiểm tra, ban Chuyên môn; các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký.
3. Ban Chấp hành tỉnh Hội có thể triệu tập Đại hội đại biểu bất thường (đại hội bất thường) để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội theo đề nghị của 2/3 Uỷ viên Ban Chấp hành hoặc trên 50% số hội viên yêu cầu.
4. Các Nghị quyết của Đại hội được biểu quyết thông qua bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do đại hội quyết định và theo nguyên tắc đa số. 
Điều 14. Ban Chấp hành tỉnh Hội 
1. Ban Chấp hành tỉnh Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
2. Ban chấp hành họp thường kỳ 01 năm hai lần và có thể họp bất thường khi có trên 1/2 số uỷ viên Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ yêu cầu. Các kỳ họp Ban chấp hành Hội được coi là hợp lệ khi có mặt quá bán tổng số uỷ viên Ban Chấp hành.
3. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Điều hành hoạt động của Hội theo điều lệ và các nghị quyết của Đại hội .
- Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và tổ chức thực hiện, thông báo kết quả hoạt động của Ban Chấp hành cho các cấp Hội.
- Xây dựng và ban hành các quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra; quy định nguyên tắc, chế độ sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hội; khen thưởng, xử lý kỷ luật; giải quyết tranh chấp trong nội bộ hội; quản lý và sử dụng con dấu của hội; các qui định khác của hội phù hợp với qui định của pháp luật và điều lệ hội.
- Quyết định thành lập các tổ chức thuộc hội theo quy định của pháp luật. Quy định tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnh Hội, các Ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc;.
- Bầu bổ sung và miễn nhiệm uỷ viên Ban Chấp hành. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành được bầu bổ sung hoặc miễn nhiệm không quá 1/3 tổng số Uỷ viên Ban Chấp hành đã được Đại hội bầu ra.
- Cử Trưởng các Ban chuyên môn; Trưởng các đơn vị trực thuộc tỉnh Hội 
- Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự, tài liệu trình Đại hội.
- Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường, hội nghị đại biểu hàng năm (nếu có) .
- Ủy quyền cho Ban thường vụ chọn Đại biểu đi dự Đại hội hội nghề cá Việt Nam theo thông báo triệu tập.
 Điều 15. Ban Thường vụ
1.Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và một số uỷ viên. Số lượng uỷ viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định.
2.Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành điều hành hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp và phải báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành.
3.Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế được Ban Chấp hành thông qua.
4.Ban Thường vụ họp 6(3) tháng một lần.
Điều 16. Thường trực tỉnh Hội
Thường trực tỉnh Hội gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Thư ký 
1. Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:
a/ Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật .
b/ Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội, các quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
c/ Triệu tập, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội.
          d/ Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng, các Ban chuyên môn và các tổ chức khác do Hội thành lập.
         e/ Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
2. Các Phó Chủ tịch Hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ  tịch phân công phụ trách từng lĩnh vực. Được ủy quyền điều hành công việc của ban chấp hành khi chủ tịch vắng mặt.
3.Thư ký có nhiệm vụ giúp Lãnh đạo Hội thực thi các hoạt động của Hội, tổ chức và thực hiện các chương trình, dự án trong và ngoài nước, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội .
Điều 17 .Văn phòng tỉnh Hội
 Văn phòng tỉnh Hội được tổ chức và hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành quy định. Văn phòng tỉnh Hội do Chủ tịch hoặc phó chủ tịch và Thư ký trực tiếp điều hành hoạt động.
Điều 18. Các tổ chức khác trực thuộc Hội 
Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ khoa học kỹ thuật và kinh doanh (Trung tâm, Công ty, thông tin, báo chí …) do hội thành lập được tổ chức và hoạt động theo pháp luật hiện hành, tuân thủ  các quy chế của Hội, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và nghĩa vụ đóng góp cho quỹ tỉnh Hội.
Điều 19 . Ban Kiểm tra
1. Ban Kiểm tra do Ban chấp hành trực tiếp bầu ra. Số lượng uỷ viên Ban Kiểm tra do Ban chấp hành quyết định. Ban Kiểm tra gồm một ủy viên thường vụ và một số Uỷ viên Ban Chấp hành. 
2. Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành quy định.
 
Chương V
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA HỘI
Điều 20. Nguồn thu của Hội
1. Các khoản thu của Hội bao gồm:
- Hội phí của Hội viên .
- Các khoản thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (tư vấn, thẩm định và phản biện, hội chợ, triển lãm, quảng cáo,…) của Hội .
- Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
-  Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Các khoản chi của Hội bao gồm:
- Lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, các hoạt động Văn phòng tỉnh hội.
- Xây dựng, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện.
- Sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện.
- Hoạt động thông tin tuyên truyền, hội chợ, triển lãm, quảng cáo .
- Các khoản chi hợp lý khác.
Điều 21 .Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản
1. Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định việc quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Hội phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện cụ thể của Hội.
2. Các khoản chi của Hội phải đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.
3. Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai trong các kỳ Đại hội hoặc Hội nghị Ban Chấp hành.
 
Chương VI
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 22 . Khen thưởng 
       Hội viên, cán bộ các cấp Hội có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, trong xây dựng phát triển Hội, được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan liên quan khen thưởng. 
Điều 23. Kỷ luật 
       Hội viên, cán bộ Hội vi phạm nghiêm trọng điều lệ Hội, làm ảnh hưởng lớn đến thể diện và uy tín của Hội, bỏ sinh hoạt nhiều lần không có lý do chính đáng, không đóng hội phí, sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà phê bình, khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Hội .
 
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI  HÀNH
Điều 24. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ phải được Đại hội đại biểu toàn tỉnh Hội thủy sản Ninh Thuận nhất trí kiến nghị và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có giá trị thực hiện.
Điều 25. Bản điều lệ này gồm 7 Chương, 25 Điều đã được Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ V Hội thủy sản Ninh Thuận họp tại Thành phố Phan Rang- Tháp chàm ngày  tháng  năm  thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt./.
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
ĐIỀU LỆ
Hội Thủy Sản Ninh Thuận
Nhiệm kỳ V (2017 - 2021)
____
       
         Căn cứ định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2015- 2020, các quy định của Nhà nước về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, trên cơ sở kinh nghiệm và bài học từ thực tiễn rút ra trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 của Hội, Điều lệ Hội nghề cá Ninh Thuận được bổ sung sửa đổi một số điểm, toàn văn như sau:
 
Chương I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
 
Điều 1. Tên gọi 
Hội lấy tên là  Hội Thủy Sản Ninh Thuận
Hội có tên tiếng Anh là  Ninh Thuận fisheries Society
Tên viết tắt là  NiFiSo
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích của Hội 
           Hội Thủy Sản Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng( bao gồm cả sản xuất giống thủy sản), chế biến tiêu thụ và hậu cần dịch vụ thủy sản.
        Mục đích của Hội:
nhằm hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá; phòng tránh thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường; hoạt động không vì lợi nhuận ;  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng theo qui định của pháp luật; góp phần đưa sản xuất thủy sản cả nước phát triển theo hướng ổn định, bền vững, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người sản xuất, kinh doanh thủy sản.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của hội
          1.Tuân thủ hiến pháp, pháp luật
2.Tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
          3. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và điều lệ hội.
4. Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
5. Hoạt động thường xuyên và không vì lợi nhuận.
Điều 4. Phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý của Hội
1. Hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Hội được sự bảo trợ và hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Hội là thành viên chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận; Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Ninh Thuận và Hội nghề cá Việt Nam.
4. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
5. Trụ sở chính của Hội đặt tại thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
 
Chương II
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI
Điều 5. Quyền của Hội 
1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội.
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp tôn chỉ, mục đích của Hội . Thay mặt hội viên kiến nghị với Đảng và Nhà nước về những vấn đề liên quan đến sự phát triển các lĩnh vực hoạt động của ngành.
3. Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức và các thông tin cần thiết cho hội viên theo qui định của điều lệ hội.
4. Tham gia góp ý kiến vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động.
5.Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu; Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân; đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ hành nghề cho hội viên khi có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.
6. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Hội, được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc hội, hợp tác quốc tế, tham gia là hội viên của các tổ chức quốc tế theo qui định của pháp luật.
 
Điều 6. Nghĩa vụ của Hội 
1. Chấp hành qui định của pháp luật và điều lệ hội.
2. Thông báo bằng văn bản việc thay đổi trụ sở, thành lập pháp nhân thuộc hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
3.Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra và báo cáo hoạt động hàng năm của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, đơn vị thuộc hội, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc hội( nếu có); Sổ sách, chứng từ tài sản, tài chính, nghị quyết, biên bản đại hội, các cuộc họp ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội. 
5. Tuân thủ qui định pháp luật và điều lệ hội về sử dụng kinh phí hội.
6. Đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính.
 
Chương III
 HỘI VIÊN 
Điều 7. Hội viên  
1. Hội viên chính thức: là những cá nhân và tổ chức của Việt Nam trực tiếp làm nghề khai thác, nuôi trồng (bao gồm cả sản xuất giống thủy sản), chế biến tiêu thụ, dịch vụ hậu cần nghề cá; những người làm công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và quản lý thủy sản hoặc công tác có liên quan đến lĩnh vực thủy sản tán thành điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, đóng tiền gia nhập Hội và hội phí đều được công nhận là hội viên chính thức của Hội.
2. Hội viên danh dự: Những công dân và tổ chức của Việt Nam có công  lao đối với sự nghiệp phát triển thủy sản Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng được Hội mời làm hội viên danh dự.
3. Hội viên liên kết: Những cá nhân, pháp nhân không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của hội, tán thành điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội.
  4. Hội viên tập thể( Tổ chức): được coi như một chi hội
Điều 8. Thủ tục gia nhập Hội 
Các cá nhân và các tổ chức nêu tại Điều 7, muốn gia nhập Hội phải làm đơn xin gia nhập Hội (theo mẫu quy định). Ban chấp hành Hội ra quyết định công nhận đối với hội viên là tổ chức. Các chi hội ghi nhận danh sách hội viên đối với cá nhân và báo cáo số lượng hội viên cho tỉnh hội.
Điều 9. Thủ tục chấm dứt tư cách hội viên 
1. Hội viên (cá nhân, hội viên tập thể) muốn tự nguyện xin ra khỏi Hội phải làm đơn gửi cho Ban Chấp hành Hội. Quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành thông báo chấp nhận .
2. Hội viên cá nhân bị tước quyền công dân thì đương nhiên xoá tên khỏi danh sách hội viên .
3. Hội viên bị khai trừ trong các trường hợp :
- Làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích của Hội .
- Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ và các quy định của Hội .
4. Hội viên bị khai trừ khi có 2/3 số Uỷ viên Ban Chấp hành tán thành. Quyết định khai trừ hội viên có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Hội ký .
          Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên 
1. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ của Hội, Nghị quyết của đại hội và các quy định khác của Hội. Thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thủy sản.
2. Tích cực sản xuất kinh doanh và công tác, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
3. Đoàn kết, hợp tác giữa các hội viên, giữa hội viên với nông, ngư dân, phát triển hội viên mới góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh .
4. Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ được Hội giao.
5. Đóng hội phí đầy đủ, đúng hạn quy định .
Điều 11. Quyền lợi của hội viên 
1. Được cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình sản xuất, kinh doanh, thị trường,  khoa học kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan, các dịch vụ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật; được tư vấn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; được tham quan học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước .
2. Được hưởng sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước do Hội vận động theo quy định của pháp luật.
           3.Thông qua Hội, hội viên được quyền đề xuất, kiến nghị các vấn đề của cá nhân, đơn vị đến các cơ quan Nhà nước và các tổ chức có liên quan.
4. Được biểu quyết các vấn đề của Hội; được quyền ứng cử, đề cử và bầu cử vào Ban chấp hành và các tổ chức, chức vụ khác của Hội; có quyền thảo luận, chất vấn, phê bình các công việc của Hội .
- Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và trong công tác Hội .
5.Được quyền xin ra khỏi Hội theo nguyện vọng.
6. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của hội và giữ các chức danh trong ban lãnh đạo hội.
 
Chương IV
TỔ CHỨC CỦA HỘI
 
   Hội làm việc theo nguyên tắc dân chủ, quyết định theo đa số.
    Điều 12. Tổ chức của Hội gồm:
1. Cấp tỉnh: Hội thủy sản Ninh Thuận do Chủ tịch UBND tỉnh cho phép thành lập theo quy định của pháp luật. 
    Tỉnh hội là thành viên của Hội nghề cá Việt Nam, hoạt động theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội nghề cá Việt Nam và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Hội nghề cá Việt Nam. 
         - Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện), nếu có điều kiện thì thành lập Hội thủy sản huyện. Việc thành lập do UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
         2. Cấp cơ sở: Tổ chức thành các chi hội theo đơn vị xã, phường, thôn hoặc tổ, đội sản xuất, cơ quan, đơn vị công tác, hoặc theo nhóm nghề khai thác, nuôi trồng, sản xuất giống, dịch vụ, hậu cần...
Đối với nghề nuôi trồng( sản xuất giống) có từ 20 hội viên trở lên; Nghề khai thác hải sản có từ 5-7 tàu đánh cá trở lên có thể thành lập một chi hội. Nếu số lượng lớn hơn trên 2 lần có thể thành lập các tổ hội.
Chi hội là nền tảng, là tổ chức cơ sở của hội.
          Các Hiệp hội thủy sản chuyên ngành nếu được thành lập và tự nguyên xin gia nhập hội thì được hội công nhận là hội thành viên.
 
 
Điều 13. Đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường
          1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của tỉnh hội là đại hội đại biểu toàn tỉnh, đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm một lần.
           2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:
- Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ qua và quyết định chương trình hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ tới .
- Thảo luận và thông qua báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban kiểm tra .
- Thông qua báo cáo tài chính của Hội trong nhiệm kỳ qua và kế hoạch tài chính của Hội trong nhiệm kỳ tới  .
- Thông qua việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ và đổi tên Hội (nếu có).
- Bầu Ban Chấp hành tỉnh Hội và các ban Thường vụ, ban Kiểm tra, ban Chuyên môn; các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký.
3. Ban Chấp hành tỉnh Hội có thể triệu tập Đại hội đại biểu bất thường (đại hội bất thường) để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội theo đề nghị của 2/3 Uỷ viên Ban Chấp hành hoặc trên 50% số hội viên yêu cầu.
4. Các Nghị quyết của Đại hội được biểu quyết thông qua bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do đại hội quyết định và theo nguyên tắc đa số. 
Điều 14. Ban Chấp hành tỉnh Hội 
1. Ban Chấp hành tỉnh Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
2. Ban chấp hành họp thường kỳ 01 năm hai lần và có thể họp bất thường khi có trên 1/2 số uỷ viên Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ yêu cầu. Các kỳ họp Ban chấp hành Hội được coi là hợp lệ khi có mặt quá bán tổng số uỷ viên Ban Chấp hành.
3. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Điều hành hoạt động của Hội theo điều lệ và các nghị quyết của Đại hội .
- Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và tổ chức thực hiện, thông báo kết quả hoạt động của Ban Chấp hành cho các cấp Hội.
- Xây dựng và ban hành các quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra; quy định nguyên tắc, chế độ sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hội; khen thưởng, xử lý kỷ luật; giải quyết tranh chấp trong nội bộ hội; quản lý và sử dụng con dấu của hội; các qui định khác của hội phù hợp với qui định của pháp luật và điều lệ hội.
- Quyết định thành lập các tổ chức thuộc hội theo quy định của pháp luật. Quy định tổ chức và hoạt động của Văn phòng tỉnh Hội, các Ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc;.
- Bầu bổ sung và miễn nhiệm uỷ viên Ban Chấp hành. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành được bầu bổ sung hoặc miễn nhiệm không quá 1/3 tổng số Uỷ viên Ban Chấp hành đã được Đại hội bầu ra.
- Cử Trưởng các Ban chuyên môn; Trưởng các đơn vị trực thuộc tỉnh Hội 
- Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự, tài liệu trình Đại hội.
- Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường, hội nghị đại biểu hàng năm (nếu có) .
- Ủy quyền cho Ban thường vụ chọn Đại biểu đi dự Đại hội hội nghề cá Việt Nam theo thông báo triệu tập.
 Điều 15. Ban Thường vụ
1.Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và một số uỷ viên. Số lượng uỷ viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định.
2.Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành điều hành hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp và phải báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành.
3.Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế được Ban Chấp hành thông qua.
4.Ban Thường vụ họp 6(3) tháng một lần.
Điều 16. Thường trực tỉnh Hội
Thường trực tỉnh Hội gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Thư ký 
1. Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:
a/ Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật .
b/ Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội, các quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
c/ Triệu tập, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội.
          d/ Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng, các Ban chuyên môn và các tổ chức khác do Hội thành lập.
         e/ Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
2. Các Phó Chủ tịch Hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ  tịch phân công phụ trách từng lĩnh vực. Được ủy quyền điều hành công việc của ban chấp hành khi chủ tịch vắng mặt.
3.Thư ký có nhiệm vụ giúp Lãnh đạo Hội thực thi các hoạt động của Hội, tổ chức và thực hiện các chương trình, dự án trong và ngoài nước, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội .
Điều 17 .Văn phòng tỉnh Hội
 Văn phòng tỉnh Hội được tổ chức và hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành quy định. Văn phòng tỉnh Hội do Chủ tịch hoặc phó chủ tịch và Thư ký trực tiếp điều hành hoạt động.
Điều 18. Các tổ chức khác trực thuộc Hội 
Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ khoa học kỹ thuật và kinh doanh (Trung tâm, Công ty, thông tin, báo chí …) do hội thành lập được tổ chức và hoạt động theo pháp luật hiện hành, tuân thủ  các quy chế của Hội, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và nghĩa vụ đóng góp cho quỹ tỉnh Hội.
Điều 19 . Ban Kiểm tra
1. Ban Kiểm tra do Ban chấp hành trực tiếp bầu ra. Số lượng uỷ viên Ban Kiểm tra do Ban chấp hành quyết định. Ban Kiểm tra gồm một ủy viên thường vụ và một số Uỷ viên Ban Chấp hành. 
2. Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành quy định.
 
Chương V
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA HỘI
Điều 20. Nguồn thu của Hội
1. Các khoản thu của Hội bao gồm:
- Hội phí của Hội viên .
- Các khoản thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (tư vấn, thẩm định và phản biện, hội chợ, triển lãm, quảng cáo,…) của Hội .
- Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
-  Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Các khoản chi của Hội bao gồm:
- Lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, các hoạt động Văn phòng tỉnh hội.
- Xây dựng, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện.
- Sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện.
- Hoạt động thông tin tuyên truyền, hội chợ, triển lãm, quảng cáo .
- Các khoản chi hợp lý khác.
Điều 21 .Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản
1. Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định việc quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Hội phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện cụ thể của Hội.
2. Các khoản chi của Hội phải đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.
3. Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai trong các kỳ Đại hội hoặc Hội nghị Ban Chấp hành.
 
Chương VI
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 22 . Khen thưởng 
       Hội viên, cán bộ các cấp Hội có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, trong xây dựng phát triển Hội, được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan liên quan khen thưởng. 
Điều 23. Kỷ luật 
       Hội viên, cán bộ Hội vi phạm nghiêm trọng điều lệ Hội, làm ảnh hưởng lớn đến thể diện và uy tín của Hội, bỏ sinh hoạt nhiều lần không có lý do chính đáng, không đóng hội phí, sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà phê bình, khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Hội .
 
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI  HÀNH
Điều 24. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ phải được Đại hội đại biểu toàn tỉnh Hội thủy sản Ninh Thuận nhất trí kiến nghị và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có giá trị thực hiện.
Điều 25. Bản điều lệ này gồm 7 Chương, 25 Điều đã được Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ V Hội thủy sản Ninh Thuận họp tại Thành phố Phan Rang- Tháp chàm ngày  tháng  năm  thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt./.