• Trang nhất
  • •Hệ thống Tổ chức
    • » Giới thiệu Hội Thủy Sản Ninh Thuận
    • » Tổ chức và Điều lệ Hội
    • » Ban chấp hành Hội
    • » Hội viên Hội Thủy sản Ninh Thuận
  • •Tin Tức
    • » Hoạt động nghề cá
    • » Khoa học Công nghệ
    • » Thông tin Thị trường
    • » Tin Ninh Thuận
    • » Tin Việt Nam
    • » Tin Thế giới
  • •Liên hệ
  • •Thống kê
    • » Theo đường dẫn đến site
    • » Theo quốc gia
    • » Theo trình duyệt
    • » Theo hệ điều hành
    • » Máy chủ tìm kiếm
  • •Thông Báo
 
18:52 ICT Thứ hai, 06/02/2023

•Tin tức Danh mục chính

  • Hoạt động nghề cá
    • Hội Thuỷ sản Ninh Thuận
    • Hội nghề cá Việt nam
    • Các Hội Nghề Cá (Thuỷ...
  • Khoa học Công nghệ
  • Thông tin Thị trường
  • Tin Ninh Thuận
  • Tin Việt Nam
  • Tin Thế giới

Trang nhất » Tin Tức » Tin Thế giới

•Tin nổi bật

Biên pháp xử lý chất thải hữu cơ trong ao

Biên pháp xử lý chất thải hữu cơ trong ao

Giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trong nuôi tôm nước lợ

Giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trong nuôi tôm nước lợ

Cà ri cà tím tôm tươi

Cà ri cà tím tôm tươi

Giống nuôi biển

Giống nuôi biển

  • Tin tiêu điểm
  • Tin mới nhất
  • Biên pháp xử lý chất thải hữu cơ trong ao
  • Giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trong nuôi tôm nước lợ
  • Cà ri cà tím tôm tươi
  • Giống nuôi biển
  • Mô hình NTTS kết hợp bảo vệ bờ biển
  • Biện pháp giảm FCR trong NTTS
  • Nâng cao sức khỏe tôm cá một cách tự nhiên
  • Giải quyết vấn đề đất phèn trong ao nuôi tôm

Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc ở biển Đông

Thứ hai - 22/07/2019 09:45

Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc ở biển Đông


TP - Trung Quốc đang có cách hành xử cưỡng bách đối với các nước Đông Nam Á, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhận định ngày 20/7, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, việc Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí ở biển Đông đe dọa an ninh năng lượng khu vực, cần phải chấm dứt.

 

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nhận định, Trung Quốc đang đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách hành xử cưỡng bách đối với các nước Đông Nam Á, hãng tin ANI (trụ sở tại Ấn Độ) đưa tin ngày 20/7.

“Tôn trọng chủ quyền và tự do hàng hải là nền tảng của tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Mỹ và ASEAN chia sẻ. Lối hành xử cưỡng bách của Trung Quốc đối với các nước láng giềng Đông Nam Á là phản tác dụng và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực”, ông Bolton viết trên Twitter. Nhận định của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng biển của Việt Nam.

“Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói ngày 19/7.

“Trung Quốc phải chấm dứt lối hành xử bắt nạt”

Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ quan ngại về sự can thiệp của Trung Quốc đối với các hoạt động dầu khí ở biển Đông, bao gồm các hoạt động thăm dò, khai thác đã có từ lâu của Việt Nam, Reuters đưa tin.

“Các hành động khiêu khích liên tục nhằm vào sự phát triển dầu khí ngoài khơi của các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trên biển đe dọa an ninh năng lượng khu vực và gây tổn hại cho thị trường năng lượng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.

“Mỹ kiên quyết phản đối sự cưỡng bách và đe dọa của bất kỳ quốc gia nào có tuyên bố chủ quyền trên biển nhằm củng cố yêu sách chủ quyền biển hoặc lãnh thổ của họ. Trung Quốc phải chấm dứt lối hành xử bắt nạt và kiềm chế tham gia hoạt động khiêu khích, gây mất ổn định như vậy”, Bộ Ngoại giao Mỹ nói.Nhà giàn DK1/12 trên vùng biển thềm lục địa phía nam Tổ quốc Ảnh: TTXVNNhà giàn DK1/12 trên vùng biển thềm lục địa phía nam Tổ quốc Ảnh: TTXVN

Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lại lời của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi đầu năm rằng “bằng cách ngăn việc phát triển ở biển Đông thông qua các biện pháp cưỡng bách, Trung Quốc ngăn các thành viên ASEAN tiếp cận trữ lượng năng lượng có thể khai thác trị giá hơn 2.500 tỷ USD”.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói rằng, việc Trung Quốc gia tăng sức ép đối với các thành viên ASEAN để họ chấp nhận các điều khoản có lợi cho Trung Quốc, như hạn chế quyền hợp tác của các quốc gia ASEAN với nước thứ ba hoặc công ty thứ ba, càng bộc lộ rõ ý định của Bắc Kinh trong việc kiểm soát tài nguyên dầu khí ở biển Đông.

 

“Việc Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở khu vực tranh chấp trên biển Đông, bao gồm sử dụng dân quân biển để đe dọa, cưỡng bách các quốc gia khác, làm xói mòn hòa bình và an ninh khu vực”, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định.

Trung Quốc không được tự ý khảo sát trong vùng biển Việt Nam

Trao đổi với PV Tiền Phong, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales - Úc), khẳng định, theo UNCLOS, Trung Quốc không được tự ý khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

“Theo UNCLOS, Trung Quốc không được khảo sát thủy văn, địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam nếu không được Việt Nam cho phép trước khi khảo sát… Việt Nam có thể kêu gọi các nước trong khu vực và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam bảo vệ quyền của mình theo UNCLOS”, ông Thayer nhấn mạnh. Theo ông, ngoài các hành vi vi phạm đã và đang diễn ra trên thực địa, cần lưu ý rằng, Trung Quốc luôn tìm cách để Việt Nam tham gia các liên doanh với Trung Quốc vì họ coi đây là cách đi đường vòng, tránh các tuyên bố pháp lý của Việt Nam về quyền tài phán đối với tài nguyên biển và đáy biển trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam quản lý khu vực bãi Tư Chính - một cụm rạn san hô chìm nằm cách cảng Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) 200 hải lý về phía Đông Nam và là điểm mút phía Nam của biển Đông. Vùng biển xung quanh bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, nhưng đầu tháng này Trung Quốc điều hai tàu hải cảnh lớn (lớn hơn tàu cảnh sát biển Việt Nam) để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương 8 tiến hành khảo sát địa chấn ở vùng biển ở phía Đông Bắc bãi Tư Chính và phía Tây đảo Trường Sa Lớn. “Họ muốn khảo sát hydrocarbon ở vùng biển gần bãi này”, GS Thayer nhận định.

“Ở đây phải lưu ý thêm rằng, Trung Quốc đã và đang tăng cường hiện diện của các lực lượng hải cảnh, dân quân biển, tàu cá trên biển Đông. Trung Quốc cũng tiếp tục củng cố sự hiện diện quân sự của họ trên bảy đảo nhân tạo trên biển Đông để mở rộng việc triển khai các khẩu đội tên lửa phòng không và chống hạm trên đó”, ông Thayer nói.

Theo GS Thayer, hiện nay Trung Quốc có ba điều muốn làm liên quan vấn đề biển Đông.

Thứ nhất, Trung Quốc muốn hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với những điều khoản có lợi cho họ như loại bỏ “các nước bên ngoài” ra khỏi hoạt động thăm dò dầu khí, diễn tập quân sự ở biển Đông. “Trung Quốc đang thúc đẩy việc cùng phát triển giữa các công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc và các thành viên ASEAN. COC giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ đóng vai trò nền tảng pháp lý chống lại bất kỳ sự can thiệp nào của các siêu cường bên ngoài khu vực”, ông Thayer nhận định.

Thứ hai, Trung Quốc dần dần nâng cao năng lực quân sự của họ để thực sự thách thức vị thế của Mỹ ở biển Đông.

Thứ ba, Trung Quốc muốn ASEAN tôn trọng cái gọi là các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, bao gồm chủ quyền ở biển Đông. Trung Quốc sẽ gây sức ép về ngoại giao, chính trị và gây hấn trên biển để từng thành viên ASEAN phải nghe họ.

THÁI AN

 
Nhà giàn DK1/12 trên vùng biển thềm lục địa phía nam Tổ quốc Ảnh: TTXVN
 

Tác giả bài viết: Anh Vân

Nguồn tin: tienphong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phản đối, hành động, đe dọa, hòa bình, ổn định, khu vực, cố vấn, an ninh, quốc gia, nhận định, trong khi, ngoại giao, tuyên bố, can thiệp, hoạt động, năng lượng, chấm dứt, bình dương, sở tại, đưa tin, tôn trọng
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Theo dòng sự kiện

  • Mô hình NTTS kết hợp bảo vệ bờ biển (04/07/2022)
  • Thị trường tôm hùm Thế giới (04/07/2022)
  • Hôi chợ Vietshrimp tại Cần Thơ có gì? (13/02/2021)
  • Langer và bước đột phá với ngao Việt Nam (13/02/2021)
  • Tản mạn (13/02/2021)
  • Việt-Nhật, kí kết hợp tác toàn diện (13/02/2021)
  • Tín hiệu vui từ thị trường giống (13/02/2021)
  • Thách thức biến đổi khí hậu và môi trường (13/02/2021)
  • Thị trường tôm toàn cầu- tầm nhìn vượt đại dịch (15/01/2021)
  • ngành tôm Ấn Độ- Bí quyết vượt qua Covid- 19 (25/11/2020)

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

  • Trung Quốc bắt giữ 1600 con tôm bố mẹ nhập lậu (01/06/2020)
  • Trung Quốc xác nhận một loại virus mới ở tôm PL (09/06/2020)
  • Vì sao tôm bố mẹ của CP group có chất lượng tốt nhất thế giới (09/06/2020)
  • Điều kiện nhập khẩu tôm mới vào Asutralia (09/06/2020)
  • Nuôi tôm RAScải tiến tại Florida (19/05/2020)
  • Trung Quốc: tôm nuôi mắc virus lạ, lây lan nhanh, chết hàng loạt (14/04/2020)
  • Hợp tác để phát triển nghề cá Asean (29/07/2019)
  • Thiên đường ẩm thực tôm (30/01/2020)
  • Tái chế nước thải thành thức ăn thủy sản (01/04/2020)
  • Doanh nghiệp với "sân chơi" EVFTA (25/07/2019)

Những tin cũ hơn

  • Tôm nuôi bằng khí tự nhiên (08/07/2019)
  • Krill- Siêu nguyên liệu thức ăn cho tôm (29/06/2019)
  • Hội thảo Asean về quản lý rác thải nhựa (29/05/2019)
  • Thủy Sản Việt Nam tham gia Hội chợ Thủy Sản quốc tế (29/05/2019)
  • Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam (12/04/2019)
 

•Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

•Máy chủ tìm kiếm : 84

•Khách viếng thăm : 72


Hôm nayHôm nay : 30644

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 206736

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12025537

Xem thống kê truy cập

© Copyright NukeViet 3. All right reserved.

Powered by NukeViet CMS. Design by VINADES.,JSC

  • Powered byNukeViet
  • ValidValidated HTMLValidated CSS

  • NukeViet is a registered trademark of VINADES.,JSC

  • Xem bản: Desktop | Mobile